Kunka Gaming: Thêm một phòng máy cho gamer yêu thích văn hóa Nhật Bản
Việc BTC SEA Games 33 ở Thái Lan bỏ thông lệ bổ sung cầu thủ quá tuổi sẽ giúp môn bóng đá nam trở thành sân chơi thuần túy dành cho các cầu thủ trẻ. Đội tuyển U.22 Việt Nam khi đó sẽ gồm toàn những gương mặt sinh sau ngày 1.1.2003.Đến lúc này, chúng ta có thể xác định được bộ khung cơ bản sẽ gồm bộ 3 người hùng vô địch AFF Cup 2024 vừa qua gồm thủ môn Trần Trung Kiên, tiền vệ Khuất Văn Khang, tiền đạo Bùi Vĩ Hào đều sinh năm 2003.Trung Kiên là cầu thủ duy nhất không thi đấu phút nào trong hành trình đội tuyển Việt Nam chinh phục thành công AFF Cup 2024. Tuy nhiên, anh chắc chắn đã có những trải nghiệm quý báu để tích lũy cho tương lai.Đặc biệt, Trung Kiên đang là sự lựa chọn số 1 ở CLB HAGL với 10 trận bắt chính, có nhiều pha cản phá thành công ấn tượng giúp anh đang ngày một cứng cáp hơn trong đấu trường V-League.Tương tự, Khuất Văn Khang đang là sự lựa chọn hàng đầu của HLV Nguyễn Đức Thắng trong vai trò tiền đạo lệch phải, tận dụng tối đa cái chân trái rất khéo léo của anh, thể hiện qua cú cứa lòng ghi bàn vào lưới CLB Hải Phòng khiến nhiều người tấm tắc.Tại CLB Bình Dương, Bùi Vĩ Hào mặc nhiên chiếm một suất đá chính bên cạnh đàn anh Tiến Linh. Dù chưa có bàn thắng nào ở V-League mùa này (phần vì anh kém may mắn khi bóng nhiều lần dội khung thành ra ngoài), Vĩ Hào vẫn gây ấn tượng bởi tốc độ và sự dẻo dai hiếm có của mình.Mở rộng ra, HLV Kim Sang-sik dường như cũng đã "chấm sẵn" những gương mặt có mặt ở đợt tập trung cuối cùng ở Hàn Quốc trước khi gút lại đội hình gồm Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Thái Sơn (2003) và Nguyễn Đình Bắc (2004).Trong số này, Đình Bắc và Thái Sơn đều nằm trong đội hình đá chính ở CLB Công an Hà Nội và Thanh Hóa, đảm bảo bổ sung khả năng cống hiến chuyên môn lẫn kinh nghiệm cho đội tuyển U.22 Việt Nam.So với 2 cái tên kể trên, tiền vệ Văn Trường ít thi đấu hơn, nhưng đã có 3 mùa chinh chiến ở đấu trường cao nhất Việt Nam, từng cùng Khuất Văn Khang chơi cực kỳ ấn tượng trong màu áo đội tuyển U.23 Việt Nam tại giải U.23 châu Á 2022.Bên cạnh đó, ông Kim có thể đặt kỳ vọng vào những cầu thủ trẻ đã và đang thường xuyên chinh chiến trong màu áo đội tuyển U.23 Việt Nam ở giải U.23 châu Á, U.23 Đông Nam Á hoặc ASIAD 2022 tại Hàng Châu (Trung Quốc). Lứa cầu thủ sinh năm 2003 có thể kể tên Hồ Văn Cường, Nguyễn Đức Phú, Nguyễn Hồng Phúc, Nguyễn Đức Anh, Nguyễn Thanh Nhàn, Đinh Xuân Tiến, Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Phi Hoàng, Nguyễn Nhật Minh, Hà Châu Phi…Ngoài ra Nguyễn Đức Việt, Trần Nam Hải, Nguyễn Ngọc Mỹ, Đoàn Ngọc Hà (2004), Lê Nguyên Hoàng, Nguyễn Mạnh Hưng, Thái Bá Đạt, Nguyễn Đăng Dương (2005), Lê Đình Long Vũ (2006)… đều sẽ là những sự bổ sung đầy hứa hẹn.Mới nhất, việc CLB TP.HCM vừa trình làng và nỗ lực lấy hộ chiếu Việt Nam cho trung vệ Việt kiều Zan Nguyễn (sinh năm 2006, cao 1,90 m) hứa hẹn sẽ giúp HLV Kim Sang-sik có thêm sự lựa chọn ấn tượng cho hàng thủ, trong cuộc cạnh tranh hứa hẹn sẽ rất khốc liệt với Thái Lan, Indonesia, Malaysia thậm chí là Lào tại SEA Games 33 tới.Mitsubishi Xforce lái chuẩn Nhật, giá ngang xe Hàn
Đây là phân công mới theo quyết định phân công công tác Bộ trưởng và các Thứ trưởng của Bộ Nội vụ, sau khi hợp nhất giữa Bộ Nội vụ và Bộ LĐ-TB-XH.Theo quyết định, nhiệm vụ của Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà là lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ.Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Thi đua - Khen thưởng T.Ư.Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Công tác thanh niên và bình đẳng giới; Tạp chí Tổ chức nhà nước và lao động; Báo Dân trí.Ngoài ra, bà Hà còn được giao nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ Nội vụ. Trước đó, người phát ngôn của Bộ Nội vụ là ông Vũ Đăng Minh, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ. Thực hiện sắp xếp tinh gọn bộ máy, ông Vũ Đăng Minh xin nghỉ hưu trước tuổi. Trước khi hợp nhất, bà Nguyễn Thị Hà phụ trách các đơn vị thuộc Bộ LĐ-TB-XH gồm: Cục trẻ em; Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam; Vụ Bình đẳng giới.Cũng tại quyết định này, Bộ Nội vụ phân công nhiệm vụ cho các thứ trưởng, cụ thể: Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long, có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Công chức - Viên chức; Vụ Chính quyền địa phương; Trung tâm Công nghệ thông tin.Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Tổ chức - Biên chế; Văn phòng Bộ; Vụ Tổ chức phi Chính phủ; Vụ Hợp tác quốc tế; Thanh tra Bộ (khi chưa kết thúc hoạt động).Thứ trưởng Cao Huy có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Cải cách hành chính; Vụ Pháp chế; Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.Thứ trưởng Lê Văn Thanh có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Cục Việc làm; Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội.Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Kế hoạch - Tài chính; Cục Người có công; Cục Quản lý lao động ngoài nước; Trung tâm Lao động ngoài nước; Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Viện Khoa học Tổ chức nhà nước và Lao động; Trường đại học LĐ-TB-XH; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng; Trung tâm Hành động khắc phục bom mìn Việt Nam; Quỹ Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam.Quyết định phân công này được thực hiện từ ngày 1.3.
Đỗ ô tô tại ngã tư, nữ tài xế còn thách thức: 'Thích đậu đó, được không?'
Ngày 26.2, KienLongBank giảm lãi suất huy động tiết kiệm trực tuyến ở những kỳ hạn từ 12 tháng trở lên từ 0,3 - 0,7%/năm. Theo đó, lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng trở lên còn 5,7%/năm. Cùng ngày, Eximbank cũng giảm lãi suất từ 0,1 - 0,5% ở một số kỳ hạn. Đối với tiền gửi online các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu, lãi suất kỳ hạn 6 tháng xuống 5,3%/năm, 12 tháng còn 5,5%/năm, 18 tháng còn 6%/năm, 24 - 36 tháng còn 6,1%/năm. Còn lãi suất tiền gửi online các ngày cuối tuần thứ 7, chủ nhật 6 - 9 tháng còn 5,5%/năm, 12 tháng còn 5,6%/năm, 15 tháng còn 5,8%/năm, 18 tháng 6%/năm… Tương tự, MSB giảm lãi suất tiết kiệm từ 5,8%/năm xuống 5,6%/năm đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. VietBank giảm từ 0,1% đến 0,4% với các khoản tiền gửi tại quầy. Trước đó, BVBank giảm lãi suất huy động 0,1 - 0,3%.Ngay cả Vietcombank hiện nay đang có mức lãi suất thấp trên thị trường cũng giảm 0,1%/năm kỳ hạn từ 24 tháng trở lên về mức 4,7%/năm.Đông thái giảm lãi suất huy động của các nhà băng xuất phát sau cuộc họp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trước đó nhằm quán triệt công điện 19 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu ổn định lãi suất. Sau cuộc họp với các ngân hàng thương mại, NHNN yêu cầu các NH tiếp tục triển khai các giải pháp ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi để phấn đấu giảm lãi suất cho vay. NHNN yêu cầu các tổ chức thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN trong việc tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục và các biện pháp khác để giảm lãi suất cho vay, sẵn sàng chia sẻ một phần lợi nhuận nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Các ngân hàng tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu) và các động lực tăng trưởng mới (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo…); kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.
Theo cập nhật từ Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam giảm thêm 8 USD so với cuối năm 2024 và hiện chỉ còn 473 USD. Tương tự, gạo 25% tấm giảm 16 USD còn 438 USD/tấn. Đây đều là mức giá thấp nhất trong khoảng 2 năm qua. Xu hướng này khiến nhiều nông dân ĐBSCL lo lắng khi đang bước vào vụ thu hoạch lúa lớn nhất trong năm.Giá gạo xuất khẩu giảm kéo giá lúa nội địa giảm từ 300 - 500 đồng/kg so với cuối năm 2024. Cụ thể như, lúa giống ĐT8 chỉ còn bình quân từ 8.700 - 8.900 đồng/kg, OM 5451 dao động từ 8.300 - 8.500 đồng/kg, lúa Nhật từ 7.800 - 8.000 đồng/kg…Tương tự Việt Nam, gạo 5% của Thái Lan cũng giảm 1 USD về mức 498 USD/tấn; cao nhất trong số 4 nguồn cung gạo lớn nhất thế giới. Còn gạo cùng phẩm cấp của Pakistan giảm 4 USD xuống còn 450 USD/tấn. Trong khi đó, gạo Ấn Độ lại ngược chiều thế giới khi tăng 3 USD lên 451 USD/tấn.Theo các doanh nghiệp, không chỉ gạo 5% tấm mà các loại gạo thơm của Việt Nam cũng đang trong giai đoạn giảm giá mạnh và rơi khỏi mốc 600 USD/tấn. Một số loại phổ biến như ĐT8 chỉ còn khoảng 590 USD/tấn và OM 5451 là 570 USD/tấn. Giải thích về tình trạng này, ông Nguyễn Vĩnh Trọng, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang), cho biết: Về thị trường, do vừa kết thúc năm 2024, các nước nhập khẩu lớn như Philippines và Indonesia vẫn chưa có kế hoạch cho năm mới 2025. Trong khi đó, vụ đông xuân sớm của Việt Nam đã bắt đầu cho thu hoạch ở một số nơi nên nguồn cung lúa gạo nguyên liệu tăng trở lại. Đông xuân cũng là vụ thu hoạch lớn nhất trong năm của Việt Nam nên các nhà nhập khẩu cũng muốn chần chừ để chờ mức giá tốt hơn. So với cùng kỳ năm 2024 thì năm 2025 nguồn cung gạo trên thế giới có sự quay trở lại của thị trường Ấn Độ; yếu tố này tác động mạnh đến giá gạo xuất khẩu thế giới.Đối với thị trường Philippines - nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, mỗi tháng nước này cần nguồn gạo nhập khẩu khoảng 350.000 tấn để phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa. "Sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch, các doanh nghiệp nước này sẽ quay lại thị trường, khi đó đà giảm có thể sẽ bị chặn lại", ông Trọng dự báo.Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2025 Philippines tiếp tục tăng nhập khẩu gạo và đạt con số kỷ lục đến 5,4 triệu tấn. Thị trường Philippines rất thích ăn gạo Việt Nam nhờ chất lượng tốt, giá cả hợp lý và đặc biệt là tính tươi mới của sản phẩm.
Lớp học hai người
Sáng 16.3, giá vàng miếng được Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vào 94,3 triệu đồng/lượng, bán ra 95,8 triệu đồng, tăng 3,4 triệu đồng ở chiều mua và tăng 2,9 triệu đồng ở chiều bán ra so với cuối tuần trước. Chiều mua vàng miếng tăng cao hơn giúp chênh lệch với giá bán giảm xuống còn 1,5 triệu đồng/lượng thay vì 2 triệu đồng/lượng như cuối tuần trước.Tương tự, vàng nhẫn 4 số 9 tại SJC cũng tăng 3,3 triệu đồng ở chiều mua vào, lên 94,2 triệu đồng và tăng 2,9 triệu đồng ở chiều bán ra, lên 95,8 triệu đồng. Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận cũng tăng thêm 2,8 triệu đồng khi mua vào lên 94,5 triệu đồng và tăng 3 triệu đồng ở chiều bán ra, lên 96,2 triệu đồng. Hay Công ty Doji mua vàng nhẫn là 94,9 triệu đồng, bán ra 96,3 triệu đồng, tăng 3,1 - 3,2 triệu đồng sau một tuần; Bảo Tín Minh Châu cũng mua vàng nhẫn lên 95 triệu đồng, bán ra 96,6 triệu đồng, tăng từ 3 - 3,3 triệu đồng… Hiện vàng nhẫn ở nhiều công ty vàng bạc đá quý đều được bán ra cao hơn vàng miếng SJC từ 700.000 - 800.000 đồng. Giá vàng thế giới trong tuần tăng vọt và lập kỷ lục mới. Thậm chí có thời điểm trong phiên 14.3, kim loại quý đã chạm ngưỡng 3.000 USD/ounce nhưng quay đầu đi xuống còn 2.985,5 USD/ounce. Tổng cộng trong tuần, giá vàng đã tăng gần 75 USD và đây cũng là mức tăng cao trong nhiều tháng qua. Điều này khiến nhiều nhà phân tích dự báo giá vàng sẽ còn tiếp tục tăng trong tuần tới và vượt 3.000 USD/ounce. Cụ thể, cuộc khảo sát của Kitco News về xu hướng giá vàng tuần tới thu hút 15 nhà phân tích Phố Wall tham gia thì có 9 người, chiếm 60% nhận định vàng sẽ tăng. Dù vậy cũng có 3 người, tương ứng 20% cho rằng giá vàng sẽ giảm và cũng có 3 người dự báo kim loại quý đi ngang. Nhiều nhà đầu tư cá nhân cũng có đánh giá lạc quan về xu hướng của vàng. Cuộc khảo sát Main Street với 262 nhà đầu tư cá nhân thì có 175 người, chiếm 67% dự báo giá vàng sẽ tăng. Trong khi đó có 47 người, tương ứng 18% nghĩ rằng vàng sẽ giảm giá. Còn lại 40 nhà đầu tư nhận định kim loại quý đi ngang.